Chống thấm trọn gói

Chống thấm là gì?

Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định.

Trong thiết kế, thi công xây dựng, chống thấm là phương pháp ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thẩm thấu qua bề mặt vật chất nhằm bảo vệ nội thất bên trong công trình. Thông thường, thi công chống thấm được thực hiện trong quá trình xây dựng công trình.

Vì sao cần chống thấm công trình?

Theo thời gian, dưới tác động của địa chất và yếu tố thời tiết, công trình xây dựng nhà ở, nhà máy, khách sạn,… thường bị thấm dột. Nó là nguyên nhân làm công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng,…

Bên cạnh đó, nếu không thi công chống thấm, những vết mốc trên vách và chân tường sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến các bệnh về hô hấp và miễn dịch.

Tất nhiên, việc chống thấm hiệu quả còn giúp đảm bảo tuổi thọ cho các món đồ nội thất, đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng và tiết kiệm ngân sách hoàn hảo.

Các hình thức chống thấm phổ biến

Hiện nay, có 2 hình thức chống thấm được sử dụng phổ biến trong thiết kế, thi công xây dựng công trình là:

  • Chống thấm thuận: Là phương pháp sử dụng các vật liệu chống thấm ở bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước, mặt ngoài công trình để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong.
  • Chống thấm ngược: Là phương pháp sử dụng các vật liệu chống thấm ở mặt trong công trình để ngăn ẩm ướt.

Tùy vào từng dự án cụ thể mà các kỹ sư xây dựng sẽ tư vấn loại hình thức chống thấm thích hợp, đáp ứng công năng và nhu cầu thẩm mỹ cao.

Cách hạng mục chống thấm:

Thi công chống thấm sàn mái

Thực tế, sân thượng (sàn mái) là khu vực dễ bị thấm dột bởi chịu sự tác động khắc nghiệt của thời tiết, hoặc do thiết kế không đạt chuẩn yêu cầu, thi công không đảm bảo kỹ thuật, vật liệu chống thấm kém chất lượng,….

Để đạt được hiệu quả sử dụng lâu dài, bạn nên áp dụng biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng, Fosmix hoặc Sika,… ngay từ quá trình xây dựng ban đầu.

Thi công chống thấm tường

Như đã đề cập, tường nhà bị thấm nước sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như: công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng; tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ do chập điện; môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe các thành viên trong gia đình; làm mất tính thẩm mỹ;…. Do đó, chống thấm tường nhà là việc quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng.

Để chống thấm tường nhà mới, bạn có thể ứng dụng nhiều vật liệu như bê tông trộn phụ gia chống thấm; màng khò nóng bitum; keo chuyên dụng; sika;…. Tùy vào từng vị trí, bạn có thể ứng dụng phương pháp và vật liệu khác nhau.

Thi công chống thấm tầng hầm

Tầng hầm, đáy tầng hầm là nơi đặt nền móng vững chắc cho cả công trình. Tuy nhiên, khu vực này rất dễ bị thấm nước, gây ra tình trạng thấm, ẩm mốc,… Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mạch ngừng khi đổ bê tông; đường ống kỹ thuật xuyên qua tường đáy;….

Theo đó, thi công chống tầng hầm bao gồm: chống thấm vách tầng hầm; chống thấm sàn đáy tầng hầm;… bằng nhiều vật liệu khác nhau, tùy vào khu vực và khả năng tài chính,…

Thi công chống thấm nhà vệ sinh

Tình trạng thấm dột nhà vệ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: hệ thống ống thoát nước bị rò rỉ; sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước và thẩm thấu qua các mạch lát nền;….  Thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ quá trình xây dựng ban đầu sẽ giúp không gian nhà vệ sinh luôn đẹp, tối ưu chi phí sửa chữa,…

Thông thường, vật liệu chính được sử dụng cho hạng mục thi công chống thấm nhà vệ sinh là hợp chất chất sika latex. Ngoài ra, còn nhiều vật liệu chống thấm khác được ứng dụng như sơn chống thấm; màng khò nóng; keo chuyên dụng;….

Thi công chống thấm bể bơi

Hồ bơi là khu vực cần được xử lý chống thấm hiệu quả với chất lượng tốt nhất, kỹ thuật tiên tiến nhất. Tùy vào vị trí, mức độ, giai đoạn cũng như quy mô công trình bể bơi,… bạn có thể ứng dụng nhiều phương pháp chống thấm khác nhau như: chống thấm bằng sika; chống thấm bằng sơn chống thấm;…

Biện pháp thi công chống thấm hiệu quả nhất

Thi công chống thấm bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một hợp chất hóa học dạng nước, bao gồm các liên kết hóa học chặt chẽ, kết hợp cùng độ co giãn của chất keo cao, tạo thành một lớp màng sơn có khả năng bảo vệ bề mặt công trình. Không chỉ có tác dụng bảo vệ, sơn chống thấm còn giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn chống thấm có ưu điểm là thời gian thi công nhanh chóng, cách làm đơn giản, không yêu cầu máy móc hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ, giá thành hợp lý,…

Sơn chống thấm nước có nhiều loại, được sản xuất với nhiều công nghệ khác nhau nhưng thành phần cấu tạo của chúng đều bao gồm:

  • Chất kết dính (Chất tạo màng sơn)
  • Bột màu
  • Chất độn và dung môi, chất phụ gia.

Một số sản phẩm sơn chống thấm được ưa chuộng như sơn Kova; sơn Sika; sơn Dulux; sơn Jotun; sơn chống thấm intoc;…

Thi công chống thấm bằng phụ gia đổ bê tông

Phụ gia đổ bê tông có tác dụng ngăn cản không cho nước thấm qua bê tông khi bê tông đã đủ độ cứng. Cơ chế hoạt động làm giảm độ rỗng của bê tông, bịt các lỗ mao dẫn, tạo thành lớp kỵ nước trên bề mặt các lỗ mao mạch đó.

Phương pháp thi công bằng màng dán

Thông thường, phương pháp này được ứng dụng cho các khu vực sàn mái, sàn tầng hầm, nhà kho,…. So với các phương pháp khác, thi công chống thấm bằng màng dán dễ thực hiện, không yêu cầu cao về kỹ thuật. Bạn chỉ cần vệ sinh bề mặt chống thấm, sau đó, dán trực tiếp màng dán lên bề mặt.

Hiện nay, người ta thường sử dụng 2 màng dán chống thấm là màng bitum khò nóng và màng lỏng chống thấm Polyurethane.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.